Thư viện y học
-
Hiệu lực của Vắc xin phòng Bạch hầu(16/07/2020) Tóm tắt thông tin liên quan về hiệu lực của việc chủng ngừa vắc xin bạch hầu theo tài liệu tổng hợp của WHO: “Review of evidence on vaccine effectiveness and immunogenicity to assess the duration of protection ≥10 years after the last booster dose. April 2017”.
-
Các quy chuẩn về nước sạch(10/07/2020) Để kiểm soát nước ăn uống và nước sinh hoạt, Bộ Y tế đã ban hành 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (thay cho Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ về Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn, uống): QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống và QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt.
-
Y học cổ truyền: Công dụng của cây chuối(21/09/2018) Quả chuối và hoa chuối có nhiều lợi ích với sức khỏe. Nhưng ít người biết rằng thân cây chuối cũng là một bài thuốc tuyệt vời cho nhiều bệnh khác nhau như béo phì, sỏi thận, tiểu đường, táo bón, trào ngược axit…. Dưới đây là những lợi ích không ngờ khác của thân cây chuối.
-
Bạn cần biết: Bệnh cao huyết áp(21/09/2018) Bệnh cao huyết áp đang có xu hướng gia tăng và là nguyên nhân gây đột tử hàng đầu trong số các bệnh lý hiện nay. Bệnh học cao huyết áp được chia làm 2 loại: cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát, trong đó cao huyết áp nguyên phát chiếm đến trên 90% trường hợp cao huyết áp. Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp và tai biến do cao huyết áp được nêu ra rất nhiều, từ rối loạn chuyển hóa, thuốc lá, rượu, stress cho đến các hành vi cá nhân như lười vận động, có lối sống tĩnh tại…
-
Y học cổ truyền: Cách dùng bưởi chữa ho, đau đầu(22/08/2018) Các thành phần của cây bưởi còn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bưởi có tác dụng chống viêm rõ rệt thông qua cơ chế cải thiện mạng lưới vi tuần hoàn tại chỗ, ức chế quá trình ngưng kết tập tiểu cầu, chống phù nề, nâng cao sức bền thành mạch và sức chống đỡ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Có tác giả cho rằng, dịch ép quả bưởi còn có chứa một chất giống như insulin có khả năng làm hạ đường máu.
-
Bạn cần biết: Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường loại 1 từ lúc mới sinh(22/08/2018) Các chuyên gia tin rằng có thể tìm được cách để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 1 ở trẻ. Ý tưởng này là để tạo ra hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách cung cấp cho trẻ insulin ở dạng bột để cung cấp sự bảo vệ lâu dài. Insulin là một hoocmon để điều chỉnh lượng đường trong máu, trong bệnh tiểu đườnglượng đường trong máu trở nên bị suy giảm.
-
Thuốc vườn nhà: công dụng của ngó sen(23/07/2018) Ngó sen là nguyên liệu quen thuộc trong các món gỏi và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngó sen có thể mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Bạn cần biết: Đi tiêm phòng khi bị chó cắn(22/06/2018) Thông thường khi vào bất cứ nhà nào có chó, người chủ nuôi chó đều bảo không sao đâu, chó hiền lắm nó không cắn đâu. Chính những chủ quan này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Họ có biết đâu, chó là vật nuôi hết sức trung thành với chủ, đối với chủ chó, nó không cắn nhưng với người khác nó sẽ cắn theo bản năng loài của nó. Ngay cả chủ nuôi chó đùa giỡn với chó, bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng nên bị dại và tử vong. Điều này đã xảy ra ở Phú Yên vài năm trước và gần đây 2 em nhỏ ở một tỉnh phía bắc...
-
Y học cổ truyền: Món ăn thuốc từ cua đồng(21/06/2018) Cua đồng là món ăn quen thuộc trong những ngày hè, cũng là vị thuốc quý phòng trị bệnh rất hiệu quả. Đông y cho rằng cua vị mặn, tính mát, tác dụng bổ xương tủy, thông huyết ứ, khử nhiệt tà, bớt buồn phiền, trừ mụn nhọt, ghẻ lở... Thành phần dinh dưỡng: trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Dưới đây là một số món ăn bài thuốc từ cua đồng:
-
Thuốc vườn nhà: Thuốc hay từ cây mận(21/05/2018) Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc. Cây nhỡ, cành nhẵn có màu nâu, đỏ, bóng. Lá hình mũi mác, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa màu trắng thường nhóm ba cái một. Quả nhẵn khi chín có màu sắc thay đổi thường tím (hay gọi màu mận chín) hoặc màu vàng lục. Mận là loại hoa quả rất thông dụng. Các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc. Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
-
Bạn cần biết: Người yếu thận không nên ăn khế(21/05/2018) Khế có hai loại là khế ngọt, khế chua, mỗi loại đều được chế biến thành các món ăn thức uống hàng ngày, nhất là mùa hè, nắng nóng. Khế còn là vị thuốc được sử dụng trong đông dược để chữa trị một số bệnh trong dân gian. Nồi canh cá nấu chua ắt hẳn không thể thiếu khế, khế nấu chua làm cho món ăn vừa có vị chua thanh, hấp dẫn, bên cạnh đó còn có giá trị thanh nhiệt, khế kho cá là món ăn làm “sạch nồi cơm” kể cả những người kén ăn như trẻ nhỏ…
-
Bệnh lao, nguyên nhân và cách phòng ngừa(04/05/2018) Hiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu.
-
Y học cổ truyển: Công dụng của cây gai(04/05/2018) Cây gai mọc hoang và được trồng rộng rãi trong nhân dân để lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm thuốc chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai,…
-
Y học cổ truyền: Trị các chứng bệnh hay gặp trong mùa lạnh(04/05/2018) Vào lạnh, cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, gây ra một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng do lạnh hoặc phong thấp thể hàn. Để chữa trị các chứng bệnh này, Đông y có rất nhiều bài thuốc dễ tìm, dễ sử dụng mà rất hiệu quả. Trị cảm lạnh: Triệu chứng của cảm lạnh thường là sốt mà không ra mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau đây:
-
Y học cổ truyền: Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp từ rau củ(04/05/2018) Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Để kiểm soát tốt huyết áp, cần phối hợp nhiều phương pháp. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng.
-
Khoai tây và những công dụng cần biết(29/09/2017) Khoai tây chín tán nhuyễn trộn cùng với sữa chua hoặc với lòng trắng trứng là những nguyên liệu đắp mặt nạ vô cùng tốt cho da mà chị em phụ nữ rất ưa thích do trong khoai tây chứa nhiều chất khoáng có lợi cho da. Vỏ khoai tây có hiệu quả cao trong chữa trị các rối loạn về da, khi ép khoai tây để dùng cho da nên để nguyên vỏ (rửa sạch). Không dùng loại khoai tây đã biến chất, ngoài vỏ xanh, trong ruột thâm, khoai đã mọc mầm dễ bị ngộ độc.
-
Y học cổ truyền : công dụng của rau càng cua(24/04/2017) Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida Kunth thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Cây thảo sống hàng năm, lá thân trơn bóng mọng, xanh tươi trông đã thấy giòn ngon. Ở nước ta, rau càng cua mọc hoang khắp nơi. Hiện nay, ở Hà Nội cũng như một số địa phương có nhiều người rất thích ăn hàng ngày vì nó thơm giòn, ấm bụng, tiêu cơm, đặc biệt rau càng cua có nhiều công dụng phòng chữa bệnh.
-
Y học cổ truyền: Rau ngót – cây rau, cây thuốc quý(24/04/2017) Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh... Rau ngót là một loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót sinh trưởng nhanh và ít sâu bệnh, không phải dùng đến thuốc trừ sâu, vì vậy ăn rất an toàn. Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như calci, sắt, vitamin A, vitamin C... và chất xơ. Rau ngót rất tốt cho sức khỏe, thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, trị táo bón và nhanh sạch sản dịch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.
-
Y học cổ truyền: Công dụng của lá trầu(24/04/2017) Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (látrầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc.
-
Y học cổ truyền: Cà gai leo - cây thuốc nam bảo vệ gan độc đáo(07/04/2017) 1. Cây cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh về gan Cây cà gai leo vốn là một loại cây thuốc nam được đánh giá tốt nhất hiện nay về công dụng giải độc gan, giải rượu. Khoa học đã chứng minh. Nó có thể chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt (dạng chiết và dạng toàn phần Glycoalcaloid ). Nó ức chế sự sao chép & làm âm tính virus viêm gan B, còn có làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động, ngoài ra nó cũng có thể gây ức chế tế bào ung thư gan.
- TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
- Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
- Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
- Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
- Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
Liên kết website
Thống kê truy cập