Hiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LAO
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi là lao phổi). Vi khuẩn Lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
Đa số những người bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, vi khuẩn lao có thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây bệnh.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LAO
– Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài tia máu).
– Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng đầu.
– Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
– Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu
– Có những cơn lạnh run.
– Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Hiện nay bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng và đủ. Khi phát hiện mắc lao, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ đang điều trị cho mình: uống thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian quy định và nhất thiết không được bỏ một cữ thuốc nào nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
PHÒNG NGỪA BỆNH LAO
Chủng ngừa: Ngày nay cho trẻ tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa bệnh lao. Các trẻ đã tiêm ngừa BCG thường tránh được những thể lao nặng nguy hiểm như lao màng não, lao kê, lao cột sống là những bệnh có thể gây chết người hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Đối với bệnh nhân: Cần phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đều đặn, tái khám thường xuyên để bác sĩ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi, ho hay hắt hơi đều phải lấy tay hoặc khăn giấy che miệng lại, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt.
Đối với mọi người dân: Cần giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tránh làm việc quá sức, rèn luyện thân thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi có các biểu hiện nghi bị nhiễm lao phải đi khám bệnh ngay.
Cách phòng chống bệnh lao phổi hiệu quả nhất:
- Bệnh lao hoàn toàn có thể có thể chữa trị và phòng tránh được, nếu bạn chú ý đến sức khoẻ của mình, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ về bệnh lao nên đi khám bác sĩ ngay để có các biện pháp phù hợp.
- Nếu phát hiện người thân hay bản thân có các triệu chứng trên, bạn nên chú ý chăm sóc sức khoẻ mình và người thân trong gia đình bằng cách:
+ Nên tiệt trùng chăn, màn, ra, gối vật dụng cá nhân quần áo của người mắc bệnh lao phổi bằng cách nhúng trong nước sôi hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn lao.
+ Vệ sinh môi trường chung quang nhà nơi ở của người bị triệu chứng lao sạch sẽ, không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác đề phòng chống và ngăn ngừa bệnh lao phổi cho người thân trong gia đình.
+ Hãy từ bỏ ngay thuốc lá và rượu bia nếu có thể để các biện pháp phòng chống bệnh lao phổi phát huy hiệu quả và giúp nâng cao sức khoẻ của bạn hơn.
+ Người có triệu chứng bệnh lao cần chú ý mang khẩu trang khi sinh hoạt với gia đình, không dùng chung bát đũa đồ dùng cá nhân với người có các triệu chứng bệnh lao./.
- TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
- Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
- Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
- Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
- Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
Liên kết website
Thống kê truy cập