Bệnh Bạch hầu

Hỏi: Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào, tại sao trẻ lúc nhỏ đã được chùng ngừa, giờ vẫn có thể mắc bệnh.

Trả lời: Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Người (bệnh nhân và người lành mang khuẩn) là nguồn bệnh duy nhất. Người bệnh có thể lây bệnh cho người khác từ khi khởi bệnh cho đến nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh. Người mang khuẩn không triệu chứng (tỷ lệ 10-50 % trong vụ dịch) là nguồn lây bệnh nguy hiểm do khó kiểm soát.

Vi khuẩn bạch hầu có trong dịch tiết từ mũi họng của bệnh nhân, lây cho người khác qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, nói chuyện. Ở môi trường bên ngoài vi khuẩn có thể sống sót được vài ngày, do đó cũng có thể làm lây qua đồ dùng, đồ chơi, quần áo, thức ăn, sữa tươi nhiễm mầm bệnh.

Trẻ em là lứa tuổi dễ nhiễm bệnh hơn người lớn, tuy nhiên từ khi chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai, số trẻ lớn và người lớn mắc bệnh ngày càng nhiều. Những trường hợp này có thể do từ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc đã được tiêm chủng nhưng qua thời gian, khả năng bảo vệ đã giảm đi nhiều, sau đó trẻ cần được tiêm mũi nhắc để tạo miễn dịch lâu dài

Bệnh thường bắt đầu với sốt nhẹ, da xanh, mạch nhanh, kém ăn. Hai bên cổ phù nề làm cổ bạnh ra, hơi đau; khám họng thấy có màng giả màu trắng xám bám ở thành họng, amydal. Nếu được điều trị kịp thời, màng giả sẽ tan trong 3-4 ngày; nếu không được phát hiện, điều trị tốt, màng giả có thể lan ra xung quanh gây tắc đường thở. Bệnh có thể gây biến chứng nặng do độc tố vi khuẩn xâm nhập vào máu gây biến chứng viêm cơ tim, suy thận, viêm thần kinh ngoại biên, có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 24-48 giờ.

Phòng bệnh bạch hầu tốt nhất hiện nay vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin loại 5 trong 1 (phòng 5 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Viêm màng não do vi trùng Haemophilus influenza typ b). Bắt đầu tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2 vào tháng thứ 3 và mũi 3 vào tháng thứ tư, tiêm nhắc lại sau 1 năm. Nếu trẻ sơ sinh chưa được tiêm, cần tiêm sớm cho trẻ trong năm đầu bất cứ khi nào có cơ hội, lịch tiêm 3 mũi. Vắc xin dịch vụ có loại 6 trong 1 (Infanrix-hexa), phòng được 6 bệnh gồm 5 bệnh như trên và thêm cả phòng bại liệt. Phác đồ tiêm như loại 5 trong 1.

Trẻ lớn có thể được tiêm mũi nhắc lại (loại vắc xin DT hoặc DPT: bạch hầu, uốn ván, ho gà) theo chỉ định của chương trình tiêm chủng. Ở các địa phương đang có dịch bệnh bạch hầu, sẽ có lịch tiêm phòng cho một số đối tượng cụ thể. Người nhà bệnh nhân, những người chăm sóc bệnh có thể được chỉ định uống thuốc (kháng sinh) phòng bệnh để khống chế số người mang mầm bệnh.

                                                                                      BS ĐoànVăn Hải

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phạm Minh Hữu - Phó Giám đốc Sở Y tế
  0913491346
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập