Bác sĩ trả lời: Viêm họng mạn tính

 

Hỏi: Thưa bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, thường xuyên bị khó chịu ở cổ họng, phải đằng hắng, khạc nhổ rất bất tiện, lại hay bị chướng bụng, ợ hơi. Em đã đi khm bệnh, soi họng, bác sĩ nói không có gì nguy hiểm, chẩn đon bị viêm họng mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, cho uống thuốc 3 tháng nhưng đến nay chưa khỏi. Bệnh của em để lâu có nguy hiểm gì không, có thể trị dứt điểm được không?

 Nguyễn Văn Tài (xã Hòa Thng, huyn Phú Hòa)

 

Trả lời: Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc họng

 

 kéo dài, do nhiều nguyên nhân: dị hình vách ngăn, polyp mũi... phải thở bằng miệng kéo dài; viêm mũi, xoang, nhất là viêm xoang sau: nhầy mủluôn chảy xuống thành sau họng; tiếp xúc các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, hóa chất... và như trường hợp của em có thể do dịch dạ dày trào ngược lên gây viêm.

 

Triệu chứng: khô họng, nóng rát trong họng hoặc cócảm giác ngứa họng, vướng họng, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm. Bệnh diễn biến từng đợt, có thể có sốt khi bội nhiễm vi trùng. Với dạng viêm teo, cảm giác khô họng làm người bệnh khó chịu nhất, phải khạc nhổ liên tục với đàm nhớt đặc quánh, có thể dây những sợi máu do tổn thương niêm mạc họng.

 

Khám họng sẽ thấy những hình ảnh khác nhau tùy dạng bệnh: Trong dạng xuất tiết, niêm mạc họng đỏ, ướt, phủ nhiều chất nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, xung quanh hằn những tia máu. Dạng viêm họng hạt: niêm mạc họng dày lên và sần sùi, có thể có những hốc mủ nếu bội nhiễm. Nặng hơn niêm mạc họng dày và đỏ, phía sau amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (gây ngứa, vướng ởhọng và rất dễ buồn nôn). Viêm họng mạn tính lâu ngày có thể chuyển thành dạng teo: Niêm mạc họng trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ, chất nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (buộc phải đằng hắng hoặc ho luôn).

 

Viêm họng mạn tính có thể khỏi được khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân. Trường hợp của em, cần điều trị tốt bệnh dạ dày. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị.

 

Đểgiảm bớt các triệu chứng và phòng ngừa những đợt cấp, một giải pháp hiệu quả là súc họng bằng nước muối loãng, ấm. Độ mặn tương đương nước canh, giúp gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ giúp bạch cầu đến họng nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có nước ấm và độ mặn cần thiết. Mỗi lần súc sạch miệng, họng bằng nước muối ấm vài 3 lần cho đến khi họng bớt cảm giác vướng víu; cách vài tiếng súc một lần. Nhớ súc họng trước khi đi ngủ và khi thức dậy, kể cả lúc dậy vào ban đêm. Nếu có những đợt đau họng, amiđan có mủ cần uống thêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

 

BS ĐOÀN VĂN HẢI

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phạm Minh Hữu - Phó Giám đốc Sở Y tế
  0913491346
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập