Tỉnh Phú Yên là tỉnh có nguy cơ thấp về dịch Covid 19 nhưng vẫn không chủ quan trong công tác phòng chống dịch, toàn dân vẫn phải thực hiên nghiêm Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Để vẫn đảm đảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi người cần chú ý những lời khuyên sau trong cung cấp năng lượng cho bản thân và gia đình.
1. Duy trì ăn hoa quả và rau
Nếu mọi người chúng ta được khuyến cáo hạn chế tối đa đi ra khỏi nhà dẫn đến có thể sẽ khó mua, dự trữ và nấu các món rau tươi. Hãy cố gắng mua những thực phẩm tươi bất kỳ lúc nào có thể. Rau, quả tươi có thể ăn ngay hoặc cũng có thể làm đông lạnh để giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và hương. Nấu soup, món hầm từ rau tươi hoặc những món khác sẽ bảo quản được lâu hơn và dự trữ ăn tiếp trong vài ngày. Những món này cũng có thể đông lạnh rồi hâm nóng lại khi ăn. Đặc biệt cha mẹ chú ý cần đảm bảo thật nhiều hoa quả và rau trong chế độ ăn của trẻ.
2. Dùng thực phẩm khô hoặc đóng hộp vẫn tốt cho sức khỏe khi không mua được thực phẩm tươi.
Tốt nhất chúng ta chuẩn bị thực phẩm tươi là tốt nhất, tuy nhiên khi không mua được thực phẩm tươi thì vẫn có rất nhiều lựa chọn khác tốt cho sức khỏe, dễ bảo quản và chuẩn bị. Đối với thực phẩm là đồ đóng hộp là món ăn rất nhiều chất dinh dưỡng, và có thể bảo quản để sử dụng hàng tháng thậm chí hàng năm, chúng ta có thể dùng món này trong các bữa ăn theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể đồ hộp là thực vật rau củ đóng hộp như cà chua, thường không chứa nhiều vitamin như rau củ tươi nhưng đây cũng là một lựa chọn để dự trữ khi khó mua rau củ tươi hoặc đông lạnh.Thực phẩm khô như đậu, đỗ và các loại hạt như đậu lăng, đậu khô tách đôi, gạo, couscous hay diêm mạch cũng rất giàu dinh dưỡng, bảo quản được lâu và rất thơm ngon, giá thành phải chăng và ăn no. Yến mạch đã xay ăn với sữa hoặc nước đều có thể là bữa sáng tuyệt ngon, và có thể cho thêm vào sữa chua, hoa quả thái nhỏ hay nho khô. Các loại đồ hộp là động vật như cá hộp ngâm dầu như cá mòi, cá thu và cá hồi rất giàu đạm, a-xít béo omega 3 và nhiều vitamin và khoáng chất. Các loại cá hộp có thể mở ra ăn ngay kèm với món bánh mỳ kẹp, salad hay mỳ, hoặc chế biến hoặc làm nóng để ăn cùng với các món ăn khác.
3. Dự trữ một chút đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe
Trong quy định hạn chế ra đường chứ không cách ly toàn diên do vậy chúng ta có thể sẵn sàng mua được những thứ cần thiết, không cần mua hang thực phẩm dự trữ. Nhưng gia đình có trẻ em thường hay ăn đồ ăn vặt để hạn chế tối đa ra đường thì chúng ta mua dự trữ vào một thời điểm nào đó trong ngày. Thay vì cho trẻ ăn đồ ngọt hay có muối, chúng ta nên cho trẻ ăn những đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như các loạt hạt, pho-mát, sữa chua (tốt nhất là loại không đường), hoa quả hoặc hoa quả sấy khô, trứng luộc, hoặc những đồ ăn vặt khác tốt cho sức khỏe mà sẵn có ở nơi bạn sinh sống. Những đồ ăn vặt này giàu dinh dưỡng, làm trẻ thấy no, và giúp trẻ hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
4. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Hạn chế không mua nhiều thực phẩm chế biến sẵn, tốt nhất là thực phẩm tươi về tự chế biến, nếu điều kiện khó khăn thì dùng đồ ăn ngay, đồ ăn vặt và đồ tráng miệng đóng gói thường có nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Nếu bạn phải mua đồ ăn chế biến sẵn, thì hãy nhìn kỹ nhãn sản phẩm và cố gắng chọn những thực phẩm chứa ít các chất này. Cố gắng tránh không uống đồ ngọt, thay vào đó uống thật nhiều nước. Cắt thêm lát hoa quả hay rau rủ như chanh, chanh vàng, dưa chuột hoặc dâu vào nước uống là cách hay để tăng thêm hương vị. Đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính như cao huyết áp và tiểu đường…..
5. Biến nấu nướng và các bữa ăn thành những khoảng thời gian vui vẻ và có ý nghĩa của gia đình.
Trong điều kiện cách ly theo Chỉ thị 15 của thủ tướng Chính phủ thì khuyến cáo trong thời kỳ Công nghiệp hóa hiện đại hóa thì mọi người xác định đây là cơ hội cho mọi gia đình chúng ta nên nấu nướng và ăn cùng nhau là một cách rất hay để tạo thành những thói quen lành mạnh, gắn kết các thành viên trong gia đình và để mọi người vui vẻ với nhau. Bạn nên cho con mình cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn – trẻ nhỏ hơn có thể giúp bố mẹ rửa hoặc phân loại thực phẩm còn trẻ lớn hơn thì có thể làm những việc phức tạp hơn như giúp bố mẹ sửa soạn bàn ăn.
Cố gắng hết sức để dành riêng một khoảng thời gian cố định cho bữa ăn gia đình. Những khoảng thời gian và thói quen như thế này có thể giúp trẻ giảm lo âu căng thẳng trong thời gian dịch bệnh như thế này.
BS Nguyễn Văn Tâm
(Tổng hợp)
- TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
- Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
- Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
- Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
- Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
Liên kết website
Thống kê truy cập