Đeo rọ mõm cho chó – sao khó thế

Chuyên mục: Sức khỏe cho mọi người | Đăng ngày: 08/06/2020

Bệnh dại (BD) căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do vi rút dại gây ra, vi rút này xâm nhập vào người qua vết cắn của chó, mèo bị dại, nó nguy hiểm vì khi bị bệnh dại chắc chắn người bệnh tử vong. Hàng năm ở nước ta có hàng chục, thậm chí hàng trăm người tử vong do bệnh dại mặc dầu các cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều và tuyên truyền rộng rãi để người dân phòng ngừa. Thật là đau đớn khi một bệnh mà chúng ta hiểu rất rõ về nguyên  nhân, cơ chế bệnh lý và phương pháp phòng bệnh mà vẫn có người bị bệnh và tử vong. Về nguyên tắc một dịch bênh con người đã hiểu về nó, có biện pháp phòng, thực hiện phòng bệnh tốt thì dịch bệnh rất khó xảy ra. Tuy nhiên đối với bệnh dại con người biết bệnh do vi rút dại từ chó mèo bị dại xâm nhập vào người qua vết cắn hoặc nước bọt của chó mèo bị dại dính vào các vết thương và đã có biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vác xin phòng bệnh, trường hợp vết thương do chó mèo cắn phức tạp, gần hệ thần kinh trung ương...thì phối hợp tiêm vác xin với huyết thanh kháng dại. Ấy vậy mà không có năm nào là không có người bị dại và tử vong do dại, ngay ở tỉnh ta hàng năm vẫn có vài bệnh nhân bị dại và tử vong. Trong bài viết này chúng tôi không đi sâu vào tìm nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi tại sao, mà chỉ đề cập đến một vài khía cạnh với mong muốn góp phần giúp các nhà quản lý, người nuôi chó thực hiện đúng quy định của cơ quan chức năng từ đó giảm được những tai nạn do chó cắn và hạn chế đến mức thấp nhất bệnh dại cho người.

Đơn giãn nhất để phòng ngừa BD đó là làm tốt các khâu sau đây: Quản lý đàn chó nuôi; không để chó cắn và khi bị chó cắn thì đi tiêm phòng ngừa dại. Nói thì đơn giãn như vậy nhưng xem ra thực hiện được cũng không đơn giãn tý nào.

Nguồn truyền bệnh dại là từ chó, mèo và một số động vật hoang dã khác bị dại truyền sang người qua vết cắn, hay nước bọt của động vật bị dại dính vào vết thương do chó mèo bị dại liếm. Nhưng phần lớn bệnh nhân bị dại là do chó dại cắn lây bệnh cho người, vì vậy trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến quản lý đàn chó nuôi để phòng ngừa bệnh dại. Phong tục tập quán hàng ngàn đời nay của người Việt Nam nuôi chó với rất nhiều mục đích khác nhau, để giữ nhà, chó cảnh, vật cưng, đi săn và có nơi còn để làm thực phẩm. Phần lớn người dân nuôi chó thường để chó chạy rông nhất là ở vùng nông thôn, chó sinh sản, tăng đàn bao nhiêu nhiều lúc họ cũng không biết vì vậy để chó được tiêm chủng đầy đủ là rất khó. Ở thành thị người nuôi chó chủ yếu là làm vật cưng, chó cảnh, để giữ nhà và họ có chú ý tiêm chủng cho chó tốt hơn ở nông thôn. Tuy nhiên để người nuôi chó thông báo cho cơ quan thú y khi chó sinh sản hay khi mua chó về thực hiện chưa nghiêm túc....Vì vậy việc thống kê số lượng đàn chó nuôi của cơ quan thú y và cơ quan quản lý là rất khó, vì không nắm được số lượng chó có trên địa bàn nên cơ quan thú y không thể tiêm chủng đầy đủ cho chó được. Về mặt chuyên môn đề tạo được miễn dịch trong đàn chó thì đàn chó đó phải được tiêm chủng trên 80%. Theo số liệu thống kê ở Phú Yên cho thấy cơ quan thú y chỉ thống kê được khoảng 30-40% số chó thực tế và cũng chỉ tiêm chủng được khoảng 40% số chó được thông kê. Như vậy trên thực tế số chó được tiêm chủng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, đây chính là nguy cơ chó bị dại cao và người sẽ bị mắc bệnh khi chó cắn. Bên cạnh đó thói quen nuôi thả rông, đưa chó ra ngoài không đeo rọ mõm khá phổ biến ở tỉnh ta từ nông thôn đến thành thị. Ngay tại thành phố Tuy Hòa chó không có chủ đi theo hay chủ đưa chó đi dạo không đeo rọ mõm gần như 100% các trường hợp bắt gặp trên đường. Chiều chiều đi bộ dọc công viên ven biển vài km đã gặp hàng chục con chó chạy rông hoặc đi cùng chủ nhưng không có dây dắt và hầu như không có con chó nào được đeo rọ mõm. Tác giã của bài viết này đã chứng kiến nhiều du khách ở Hà Nội vào và các tỉnh Miền Nam ra đi dạo biển họ cũng than phiền nhiều về tình trạng này. Có người còn thẳng thắn nói “đi du lịch mà gặp chó thế này có khi rước họa”, “tại sao ở đây để chó chạy rông và không đeo rọ mõm cho chó thấy mà kinh”. Nghe những lời than phiền này là người dân của thành phố Tuy Hòa bản thân cũng thấy áy náy vô cùng và cảm thấy buồn.

Vì sao tình trạng để chó chạy rông, không đeo rọ mõm khá phổ biến như hiện nay? Phải chăng người nuôi chó không hiểu về mức độ nguy hiểm của chó cắn hay họ xem thường sức khỏe của cộng đồng và chính của gia đình họ...Mặc dầu Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 “ Nghị định của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú Y. Có người hỏi tôi Đeo rọ mõm cho chó sao khó thế, tôi trả lời rằng chẳng có gì khó cả, khó ở Ý thức của các chủ chó mà thôi. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt hành chính đúng theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Chắc chắn nguy cơ BD sẽ giảm nhất là trong mùa nắng nóng như hiện nay.

 

BS Nguyễn Vinh Quang Quang

 

       

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phạm Minh Hữu - Giám đốc Sở Y tế
  0913491346
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập