Y học cổ truyền: Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp từ rau củ

Chuyên mục: Thư viện y học | Đăng ngày: 04/05/2018

Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Để kiểm soát tốt huyết áp, cần phối hợp nhiều phương pháp. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng.

Có một lời khuyên mà chuyên gia vẫn hay nhắc nhở người bệnh tăng huyết áp - đó là nên thường xuyên bổ sung rau củ quả trong thực đơn bởi chúng rất tốt cho sức khỏe (kể cả có bị tăng huyết áp hay không). Vì vậy, lựa chọn các loại rau củ có lợi cho người bệnh rất được quan tâm. Sau đây là 17 loại rau củ phòng trị tăng huyết áp tốt:

1. Cần tây hoặc cần ta 100g xay nước uống hoặc xào nấu canh ăn thường xuyên. Chữa tăng huyết áp do âm hư, đau đầu, chóng mặt, ù tai...

2. Nước dừa xiêm 1 trái vắt chanh uống nước. Chữa tăng huyết áp do can hỏa vượng, đau đầu, chóng mặt, miệng khô khát...

3. Dưa leo 2 - 3 trái ăn sống hoặc nấu canh ăn. Chữa tăng huyết áp do can hỏa, đau đầu, miệng khô khát, bụng đầy, tiểu ít...

4. Dưa hấu 100g ăn chín hoặc ép nước uống. Chữa tăng huyết áp do can hỏa, đau đầu chóng mặt, tâm phiền, miệng khô khát...

5. Rau dền 100g luộc hoặc nấu canh ăn nhiều ngày. Chữa tăng huyết áp do can hỏa, đau đầu ù tai, đại tiểu tiện táo khó...

6. Đậu đen 40g hoặc hơn nấu chè, nấu cháo ăn. Chữa tăng huyết áp do âm hư, chóng mặt, váng đầu, tiểu đêm khó ngủ...

7. Cà chua xay nước uống hoặc nấu canh. Chữa tăng huyết áp do âm hư, nội nhiệt, miệng khô...

8. Đậu xanh 40g, nấu cháo hoặc chè ăn. Chữa tăng huyết áp do âm hư, váng đầu, ù tai, phiền nhiệt...

9. Đậu nành 40g hoặc hơn chế dạng sữa hoặc đậu hũ ăn. Chữa tăng huyết áp do âm hư, chóng mặt, váng đầu bốc hỏa...

10. Mía cây ăn tươi hoặc xay nước vắt chanh uống ngày 1 - 2 ly. Chữa tăng huyết áp do âm hư, hỏa vượng, miệng khô khát, tâm phiền khó ngủ...

11. Quả dâu (tang thầm) ăn tươi hoặc xay sinh tố uống. Chữa tăng huyết áp do âm dương đều  hư, váng đầu chóng mặt, ù tai, hồi hộp, khó ngủ, mệt mỏi..

12. Mè 40g có thể nấu chè hoặc nấu cháo xay bột ăn. Chữa tăng huyết áp do âm dương đều hư, ù tai, hồi hộp, mệt mỏi khó ngủ...

13. Củ cải 100g nấu canh hoặc xào luộc ăn. Chữa tăng huyết áp do đàm thấp, váng đầu, ù tai, bụng đầy chậm tiêu...

14. Rau đắng 100g luộc hoặc nấu canh, nấu lẩu ăn. Chữa tăng huyết áp do đàm thấp, nặng đầu, ù tai, mập phì thừa cân, khó ngủ...

15. Dứa (còn gọi trái thơm) chín ăn tươi hoặc nấu canh xào ăn. Chữa tăng huyết áp do đàm thấp, nặng đầu, bụng đầy chậm tiêu...

16. Hành tây 100g luộc, xay nước uống hoặc xào, hầm ăn. Chữa tăng huyết áp do đàm thấp, nặng đầu, ù tai, người mập phì, bụng đầy, tiểu tiện không thông...

17. Tỏi ngày 1 - 2 cây còn non làm rau ăn sống, tỏi củ già 2 - 3 nhánh ngâm giấm ăn. Chữa tăng huyết áp do đàm thấp, nặng đầu, chóng mặt, bụng đầy chậm tiêu.

TRUNG NGUYÊN

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập