Hiệu lực của Vắc xin phòng Bạch hầu

Chuyên mục: Thư viện y học | Đăng ngày: 16/07/2020

Tóm tắt thông tin liên quan về hiệu lực của việc chủng ngừa vắc xin bạch hầu theo tài liệu tổng hợp của WHO: “Review of evidence on vaccine effectiveness and immunogenicity to assess the duration of protection ≥10 years after the last booster dose. April 2017”.

Hiệu lực của vắc xin

Cho đến nay không có một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng nào cung cấp đủ thông tin về hiệu lực vắc xin bạch hầu. Tuy nhiên các nghiên cứu mô tả cũng đã chứng minh, vắc xin bạch hầu có tác dụng bảo vệ, mặc dù hiệu quả không đạt 100%.

Trong vụ dịch bạch hầu lớn xảy ra ở các nước thuộc Liên Xô cũ từ những năm 1990-1997 với hơn 150.000 ca mắc và 3.000 ca tử vong được báo cáo, hầu hết ca tử vong trong nhóm tuổi trưởng thành. Báo cáo của Ukraine 1 năm 1992, hiệu quả của phác đồ tiêm chủng ít nhất 3 liều vx là 98,2%. Báo cáo của Nga 2 năm 1993, hiệu quả của phác đồ ít nhất 3 liều vx là 96,9%, tăng lên đến 99% với phác đồ ít nhất 5 liều.

Thông tin về hiệu giá kháng thể bảo vệ

Nghiên cứu về nồng độ kháng độc tố bạch hầu trong huyết thanh, trong giai đoạn đầu của bệnh đã cho thấy mức < 0,01 IU/mL (IU: đơn vị quốc tế) liên quan với khả năng nhiễm bệnh cao; mức nồng độ cao hơn liên quan với những trường hợp bệnh nhẹ hơn.

Có thể không có mức nồng độ tạo được miễn dịch tuyệt đối. Ipsen3 đã báo cáo 2 trường hợp tử vong do bạch hầu có mức kháng thể > 30 IU/mL trong ngày đầu của bệnh.

Tổng hợp từ các dữ liệu, có thể xem mức 0,01 IU/mL là mức thấp nhất có khả năng bảo vệ; mức 0,1 IU/mL là mức lưu hành chung; mức trên 1,0 IU/mL gây miễn dịch lâu dài 4. Nói chung, không có một ngưỡng đồng nhất cho mọi cá thể, mức 0,01-0,09 IU/mL được xem là ngưỡng miễn dịch cơ bản, nhưng hiệu giá cao hơn cần cho khả năng bảo vệ đầy đủ.

Các dữ liệu bằng chứng

Để trả lời cho câu hỏi về hiệu quả của việc chủng ngừa bạch hầu (bằng các lại vx có thành phần BH) và thời gian bảo vệ sau tiêm chủng, nhóm chuyên gia tư vấn cho chương trình tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xem xét hồi cứu các nghiên cứu liên quan từ nhiều năm trước cho đến thời điểm tháng 4/2017. Trong 1.453 nghiên cứu được xem xét, chỉ 1 nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn đánh giá.

Không có nghiên cứu mô tả nào có đủ thông tin để đánh giá về hiệu quả bảo vệ lâu dài của việc chủng ngừa vắc xin có thành phần bạch hầu, nhưng với các bằng chứng có được cũng có thể kết luận, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo thời gian kể từ lúc tiêm mũi cuối cùng, nhưng cũng còn phụ thuộc vào phác đồ đã tiêm.

Brennan 5 nghiên cứu về vụ dịch ở Nga những năm 1990 trên người trưởng thành tuổi 40-49 cho thấy tỷ suất chênh (OR) là 12,7 giữa các ca bệnh trong nhóm đã tiêm mũi vắc xin bạch hầu cuối cùng cách đây hơn 5 năm so với nhóm tiêm cách đây từ 0-4 năm. Tuy nhiên nghiên cứu không nêu rõ được phác đồ tiêm chủng mà các cá nhân đã thực hiện.

Dữ liệu về hiệu giá kháng thể bảo vệ tương đối rõ ràng hơn. Báo cáo nghiên cứu tại Hà Lan năm 2016 (Swat và cộng sự) 6, với số khảo sát khá lớn n=1932, cho thấy phác đồ tiêm chủng 3 mũi cơ bản + 3 mũi tăng cường hoàn thành trước tuổi thanh thiếu niên đã tạo một hiệu giá kháng thể bảo vệ (≥ 0,01 IU/mL) kéo dài đến 39 tuổi và có thể lâu hơn. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh bảo vệ trong nhóm lớn tuổi nhất (39 tuổi) là 94,6%.

Nghiên cứu tại Mỹ năm 2016 (Hammarlund và cộng sự)7 trên 546 người trưởng thành cho thấy 99% trong lứa tuổi < 60 (97% so với quần thể chung) có mức kháng thể bảo vệ > 0,01 IU/mL. Dựa trên phân tích mức kháng thể theo thời gian, nghiên cứu đã dự báo tính miễn dịch với bạch hầu có thời gian bán thải là 27 năm. Nghiên cứu cũng không biết về phác đồ tiêm chủng mà các đối tượng đã thực hiện.

Các dữ liệu đã chứng tỏ, việc chỉ định thêm các liều tăng cường sau mỗi 10 năm là không cần thiết đối với các đối tượng đã hoàn thành 3 mũi cơ bản + 3 mũi tăng cường. Không có nghiên cứu nào khảo sát tính miễn dịch với bạch hầu ở nhóm tuổi hơn 39.

Từ những dữ liệu đã có cho thấy: có thể tồn tại lỗ hổng miễn dịch ở các nhóm tuổi lớn, điều này có thể do sự giảm dần tính miễn dịch hoặc do tiêm chủng không đầy đủ. Bằng chứng cũng cho thấy phác đồ 6 mũi phòng bạch hầu tạo một miễn dịch kéo dài cho phần lớn đối tượng được tiêm chủng, và nếu cần cũng có thể tiêm nhắc ở các nhóm tuổi lớn.

Đoàn Văn Hải

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập