Bạn cần biết: Đi tiêm phòng khi bị chó cắn

Chuyên mục: Thư viện y học | Đăng ngày: 22/06/2018

Thông thường khi vào bất cứ nhà nào có chó, người chủ nuôi chó đều bảo không sao đâu, chó hiền lắm nó không cắn đâu. Chính những chủ quan này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Họ có biết đâu, chó là vật nuôi hết sức trung thành với chủ, đối với chủ chó, nó không cắn nhưng với người khác nó sẽ cắn theo bản năng loài của nó. Ngay cả chủ nuôi chó đùa giỡn với chó, bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng nên bị dại và tử vong. Điều này đã xảy ra ở Phú Yên vài năm trước và gần đây 2 em nhỏ ở một tỉnh phía bắc...

Chó bị dại là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu cho người qua vết cắn, khi bị dại người bệnh chắc chắn tử vong, biện pháp phòng bệnh duy nhất khi bị chó nghi dại cắn là tiêm phòng. Câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai ai cũng biết và tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Chỉ tính vài tháng đầu năm 2018 trên phạm vi cả nước đã có gần 30 trường hợp bị chó cắn phát dại và tử vong. Gần đây nhất, khoảng cuối tháng 5 năm 2018 có hai em bé 7 tuổi và 11 tuổi của một số tỉnh phía Bắc bị chó nhà cắn nhưng không báo cho bố mẹ biết, hậu quả là sau vài chục ngày các cháu bị dại và tử vong. Đặc biệt hơn, ngày 5 tháng 6 năm 2018 tại Phú Thọ một bác sĩ thú y có phòng điều trị cho súc vật, trong quá trình điều trị cho một con chó, bị chó cắn nhưng chủ quan cho rằng chó bị bệnh phổi dù 2 ngày sau chó chết và hậu quả vị bác sĩ thú y này bị dại và tử vong, trong khi con chó đó còn cắn 2 người nữa, nhưng họ đi tiêm phòng đến nay sức khỏe vẫn bình thường. Điều đó cho thấy, công tác phòng chống dại của chúng ta vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ, và cần làm mạnh mẽ hơn nữa.

Mặc dầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có rất nhiều cảnh báo tuyên truyền về căn bệnh này, hướng dẫn để phòng ngừa nhưng bệnh dại vẫn xảy ra, nguy cơ cho sức khỏe của cộng đồng vẫn còn hiện hữu. Làm sao đề phòng ngừa bệnh dại có hiệu quả là câu hỏi đang làm đau đầu các nhà chuyên môn, những người làm công tác y tế công cộng. Về lý thuyết, bất kỳ một bệnh hay dịch nào khi đã biết nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và biện pháp phòng ngừa thì mọi chuyện trở nên đơn giản. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nói chung, bệnh dại nói riêng dù đã biết tất cả cơ chế lây bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng bệnh nhưng việc tuân thủ theo khuyến cáo vẫn không được như ý muốn.

Tại Phú Yên, năm 2016 có 4 trường hợp bị dại tử vong ở huyện Tuy An, năm 2017 có 2 trường hợp bị dại ở Phú Hòa và Tuy An. Ngành y tế đã phối hợp với nhiều ban, ngành đoàn thể triển khai nhiều biện pháp phòng chống như truyền thông, giám sát dịch tể, tổ chức dịch vụ tiêm phòng, tập huấn cho cán bộ y tế xử lý vết thương khi chó cắn. Như vậy, vi rút dại đang tồn tại trong đàn chó ở cộng đồng, đây là điều cần lưu ý trong việc triển khai đồng loạt các biện pháp dự phòng, cũng như xử trí khi bị chó cắn.

Biện pháp dự phòng hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh dại đó là “Đừng để chó cắn, nếu bị chó cắn thì phải đi tiêm phòng”.Vậy làm thế nào để thực hiện tốt thông điệp trên, chúng tôi xin gợi ý một số biện pháp sau để mọi người tham khảo và từ đó áp dụng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Trước hết đừng để chó cắn. Đây là điều liên quan đến nhiều khía cạnh, từ cá nhân, chủ nuôi chó và việc tuân thủ pháp luật trong quản lý thú y. Nhiều người đều biết quy định của thú y khi nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chó phải được quản lý như không thả chó chạy rông, khi ra đường phải mang rọ mõm và phải tiêm chủng đầy đủ cho vật nuôi theo quy định của cơ quan thú y. Từng cá nhân nên chú ý khi tiếp cận với chó, nhất là khi đi về nông thôn, luôn luôn giữ khoảng cách an toàn với chó. Khi vào bất kỳ nhà nào cũng nên quan sát kỹ, hỏi chủ nhà có chó không, nếu có thì nhắc chủ nhà giữ hoặc xích chó khi đó mới vào nhà. Cần lưu ý là bất cứ người nuôi chó nào cũng nghĩ chó mình hiền không cắn người, họ có biết đâu đó là với chủ còn với khách thì chó sẽ cắn ngay.Ở nông thôn, người dân thường nuôi nhiều chó lại để chó chạy rông và ít khi tiêm chủng cho chó. Các trường hợp bị chó cắn phát dại hầu hết đều xảy ra ở vùng nông thôn, khi bị chó cắn không biết chó của ai, đã tiêm chủng cho chó chưa, theo dõi con chó đó khó khăn nên để lại hậu quả đáng tiếc. Hơn nữa việc  xử phạt người nuôi chó vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng chưa nghiêm mặc dầu Chính phủ đã có Nghị định 90/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y. Cơ quan thú y tăng cường quản lý đàn chó nuôi, tăng tỷ lệ tiêm chủng cho đàn chó trong cộng đồng….

Tiếp theo nếu bị chó cắn thì phải tiêm vác xin phòng bệnh đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất khi bị chó cắn. Để việc tiêm chủng thuận lợi trước hết người dân phải biết được nguy hiểm của chó nghi dại cắn, khi bị chó cắn theo dỏi chó như thế nào, khi nào thì phải tiêm và nếu cần tiêm thì đến cơ sở y tế nào…Muốn vậy công tác truyền thông cần làm nhiều hơn nữa, huy động mọi tổ chức, cá nhân, của cả hệ thống chính trị vào cuộc chứ không phó thác cho cơ quan y tế. Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn cần chuẩn bị đủ vác xin, tập huấn kỹ thuật và cách xử trí vết thương khi bị chó cắn, nhất là các vết cắn phức tạp, gần hệ kinh để xử lý đúng, an toàn cho nạn nhân.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận rất nhiều cuộc tư vấn của khách hàng về bệnh dại, mức độ nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng bệnh điều này làm cho những người làm công tác truyền thông như chúng tôi thật sự vui mừng. Nhưng cũng đáng lo, khi nhiều người ở các địa bàn khá xa tuyến tỉnh về trung tâm để thực hiện tiêm chủng. Chúng tôi có hỏi tại sao không đến các cơ sở y tế ở địa phương để tư vấn và tiêm, họ đều nói sợ ở tuyến huyện không có vác xin, có người nói họ không biết…

Qua đó, chúng tôi thiết nghĩ nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh nói chung, bệnh dại nói riêng đã tăng lên đáng kể và từ thay đổi nhận thức dẫn đến hành vi thay đổi. Họ đã tự tìm đến các cơ sở y tế để tiêm chủng, đây là điều đáng mừng. Nhưng cũng thật đáng lo, lo là vì người bị chó cắn ngày càng nhiều thể hiện việc nuôi và quản lý chó ở địa phương nhất là ở vùng nông thôn chưa được quản lý tốt, dịch vụ tiêm chủng ở các địa phương chưa được quảng bá rộng rãi nên người dân ít biết.

Kết thúc cho bài viết này chúng tôi khuyến cáo mọi người cần chú ý để bảo vệ an toàn cho bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng với thông điệp:

“ Đừng để chó cắn, nếu bị chó cắn thì phải đi tiêm phòng”.

THÀNH CHUNG

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập