7 yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV

Chuyên mục: Sức khỏe cho mọi người | Đăng ngày: 31/07/2022

photo-1659169283288Một trong những lý do chính khiến HIV/AIDS lan rộng là do thiếu kiến thức về các yếu tố nguy cơ và đường lây truyền HIV. Sự thiếu hiểu biết này không chỉ giới hạn ở những người sống ở vùng sâu, vùng xa mà thậm chí ngay cả những người có học vấn cao đôi khi cũng mơ hồ về vấn đề này.

Có thể trong tương lai chúng ta sẽ có thuốc chữa khỏi HIV nhưng cho đến khi đó, biết các yếu tố nguy cơ là cách tốt nhất để tránh xa HIV.

1.Quan hệ tình dục không an toàn

HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là tác nhân dẫn đến AIDS, một căn bệnh phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến người nhiễm dễ mắc một số bệnh khác (nhiễm trùng cơ hội).

HIV lưu hành khắp cơ thể qua đường máu. Nó cũng có trong dịch sinh dục (tinh dịch và dịch tiết âm đạo). Do đó, yếu tố nguy cơ chính để nhiễm bệnh là quan hệ tình dục không an toàn. Điều này bao gồm giao hợp qua đường âm đạo, miệng cũng như hậu môn. Nguy cơ cao nhất khi giao hợp qua đường hậu môn, sau đó là giao hợp qua đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng.

2.Quan hệ tình dục nhiều bạn tình

Quan hệ tình dục không an toàn khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV nhưng với nhiều bạn tình thì nguy cơ này gần như tăng gấp đôi. Nhiều bạn tình làm tăng cơ hội giao hợp với một người bị nhiễm bệnh.

3.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Không nhiều người biết rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như giang mai, mụn rộp và bệnh lậu làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ nhiễm HIV ở những người bị nhiễm STD tăng gấp 2-5 lần so với người không bị STD.

Các nghiên cứu cho rằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra những thay đổi nhất định trong các mô sinh dục, làm tăng tính nhạy cảm của việc lây truyền HIV.

4. Lạm dụng ma túy

Đối với những người tiêm chích ma túy có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Những loại thuốc này ảnh hưởng đến não và làm giảm khả năng ra quyết định của bạn. Vì vậy, bạn có nhiều khả năng dùng chung kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn.

 

5. Xỏ khuyên không an toàn

Nếu bạn thích xỏ khuyên trên cơ thể và xăm mình, bạn nên biết rằng bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn. Kim tiêm được sử dụng trong các quy trình này có thể bị ô nhiễm hoặc nhiễm HIV.

Hãy đảm bảo rằng bạn được thực hiện xỏ và xăm từ một chuyên gia được đào tạo và dùng các dụng cụ an toàn.

6. Sơ suất trong thực hành y tế

Tất cả các chuyên gia y tế và nhân viên chăm sóc sức khỏe bao gồm y tá, bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiêm… những người phải xử lý mẫu máu của bệnh nhân hàng ngày, đều có nguy cơ nhiễm HIV nếu họ không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết và không tuân theo các thực hành vệ sinh y tế.

Xử lý mẫu mà không đeo găng tay, phương pháp khử trùng và loại bỏ không đúng cách, tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

7. Nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Phụ nữ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con của họ khi mang thai. Việc lây truyền virus từ mẹ sang con cũng có thể xảy ra qua đường cho con bú do sữa mẹ của người mẹ bị nhiễm virus có tải lượng virus cao.

                                                                                                                                 Nguồn: SKĐS

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • TUẦN LỄ THẾ GIỚI NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ (1 – 7/8/2024)
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên

Thống kê truy cập