HÃY TIÊM VAC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỪNG ĐỂ MẤT CƠ HỘI.

Chuyên mục: Bệnh đậu mùa khỉ | Đăng ngày: 30/06/2022

Nguyên nhân của những băn khoăn, lo lắng là điều đáng có của bất kỳ ai khi quyết định tiêm một loại vắc xin nào đó. Thường chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về các thông tin thành phần và công dụng của vắc xin từ bác sĩ hoặc “lắng nghe” kinh nghiệm, trợ giúp người thân trước khi thực tiêm một loại vắc xin nào đó.

Thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng cho thấy, hiệu quả của vắc xin đã giúp cộng đồng thoát khỏi nhiều bệnh nguy hiểm như ho gà, uốn ván, bại liệt và đang được duy trì trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 6 tuổi.  Và hơn hết, nhiều người đã ý thức được việc tiêm phòng bệnh có lợi cho sức khoẻ như thế nào, đặc biệt là sự mở rộng dịch vụ tiêm chủng ở hầu hết các địa phương.

Trở lại vấn đề tiêm phòng COVID-19, có rất nhiều lý do đưa tại sao chần chừ, do dự khi đi tiêm chủng phòng COVID -19 như nhiễm triệu chứng cũng chỉ như cảm cúm thông thường, không đáng lo ngại; vắc xin Covid-19 luôn có những biến chứng, tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, gây giảm trí nhớ, rụng tóc, giảm khả năng sinh sản… Kinh nghiệm thực tế từ những lần tiêm mũi 1, mũi 2 vắc xin “hành” rất mệt mỏi nên “ngại” không tiêm mũi 3, mũi 4. Số liệu thông kê Tại Việt Nam, đã ghi nhận hàng trăm trường hợp trẻ em mắc hội chứng MIS-C với các biểu hiện viêm đa hệ thống đồng thời ở nhiều cơ quan như tim, phổi, thận, hệ tiêu hóa, não, da, mắt… sau khi mắc COVID-19, có thể tiến triển nặng, thậm chí có trường hợp tử vong. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp phải hội chứng hậu COVID-19 với các dấu hiệu bất thường kéo dài về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, đau cơ… ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập và vui chơi của trẻ, và có thể có những hậu quả lâu dài đối với quá trình phát triển của trẻ, cần tiếp tục theo dõi, điều trị…

Thời gian qua, ở một số tỉnh, thành đã xảy ra trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, tuy nhiên kết quả điều tra các trường hợp này chưa đủ căn cứ kết luận nguyên nhân tử vong là do sốc phản vệ sau tiêm. Các loại vắc xin phòng Covid-19 đang được lưu hành và sử dụng tiêm chủng tại nước ta hiện nay vẫn đảm bảo an toàn. Đặc biệt, đến nay những thông tin về tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 vẫn chỉ là tin đồn, chưa được khoa học công bố. Người dân không vì những lời đồn thổi, thiếu kiểm chứng khoa học mà đánh mất cơ hội bảo vệ sức khỏe chính mình và cho cả cộng đồng.

Trong chăm sóc sức khoẻ, chúng ta có nhiều cơ hội vàng, đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thực tế diễn biến tình hình dịch Covdid-19 thời gian qua cho thấy, vắc xin luôn là lá chắn bảo vệ sức khỏe con người tốt nhất trước dịch bệnh.  Trong phòng dịch, khi chúng ta đạt được mức độ bao phủ toàn dân các mũi vắc xin cơ bản (mũi 1 và 2) thì dịch bệnh mới được kiểm soát và đẩy lùi, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường như hiện nay.  Hầu hết những người đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản, khi lây nhiễm dịch bệnh đều vượt qua dễ dàng. Thế nhưng, kháng thể từ vắc xin ngừa Covid-19 không tồn tại mãi mãi trong cơ thể con người, mà giảm dần theo thời gian. Theo thông tin từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì khả năng bảo vệ là hơn 80%, sau 3-6 tháng hiệu lực bảo vệ giảm dần, chỉ còn 50% (nhất là với chủng Omicron). Nếu tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) kháng thể tăng lên 70%, nhưng lại giảm dần từ tháng thứ 4 và đến tháng thứ 6 xuống còn 30%. Do đó nếu không tiêm mũi thứ 4 thì khả năng bảo vệ cơ thể sẽ mất dần và trở về như người chưa tiêm. Người đã từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tái nhiễm vẫn có nguy cơ mắc bệnh mức độ nghiêm trọng và phải điều trị hồi sức tích cực.

Hiện nay chưa có một bằng chứng nào khẳng định Vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ người dân. Trong khi hiệu lực của vác xin giảm tương đối nhanh. Bộ Y tế khuyến cáo:  Việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vắc xin phòng COVID-19 là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới. Bộ Y tế đã có hướng dẫn 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 về việc tiêm nhắc mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên và cho trẻ từ 12-17 tuổi (tiêm nhắc mũi 3). Hiện nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới triển khai lịch tiêm nhắc vắc xin phòng COVID-19 cho người lớn và trẻ vị thành niên.

Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng luôn được ưu tiên tại tất cả các cơ sở y tế. Phản ứng sau tiêm mũi 3 ghi nhận được chủ yếu là các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi... tương tự như sau tiêm 2 mũi cơ bản. Phản ứng nặng sau tiêm chủng mũi 3 rất thấp, được ghi nhận với tỷ lệ khoảng 3 trường hợp trong 10 triệu mũi tiêm.  

Tại Việt Nam, hiện dịch Covid-19 đã tạm lắng, thích ứng an toàn và linh hoạt với COVID -19 là cách mà chúng ta góp phần kiểm soát đại dịch này.  Trên thế giới, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, vẫn liên tục lây nhiễm và xuất hiện những biến thể mới.  Do đó, nếu chúng ta không phòng dịch tốt, nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra và các biến chứng là khôn lường. Mỗi người có thể trạng khác nhau, triệu chứng và những ảnh hưởng khi lây nhiễm là không giống nhau. Vì vậy, vắc xin vẫn là phương án phòng dịch tốt nhất cho mỗi người, đừng bỏ mất cơ hội phòng bệnh, nhất là với người lớn tuổi, người có bệnh nền.

Nguyên Nhạn - CDC Phú Yên

 

Tiếp nhận phản ánh việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/06/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
  • TRAILER HỘI NGHỊ HUNA 2023
  • Thông điệp PC bệnh Tay chân miệng
  • Nói KHÔNG với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ
  • Những thành tưu Ngành Y tế Phú Yên trong năm 2022

Thống kê truy cập