RNA của virus SARS-CoV-2 vẫn có thể được phát hiện ở một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong một thời gian dài. Khoảng thời gian xét nghiệm PCR có thể phát hiện RNA virus là 16-24 ngày của quá trình bệnh, cá biệt có trường hợp đến 92 ngày. Thông tin chi tiết tham khảo tại:
https://www.eurosurveillance.org/content/10.2807/1560-7917.ES.2020.25.30.2001292
https://casereports.bmj.com/content/bmjcr/14/3/e241087.full.pdf
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khả năng nuôi cấy được vi rút chỉ trong khoảng 10 ngày, muộn nhất là 12 ngày ở người bệnh nặng, và 20 ngày ở người bệnh rất nặng. Miễn dịch có được sau khi nhiễm trùng tự nhiên, bao gồm cả thời gian bệnh, vẫn chưa rõ. Thời gian có thể bị tái nhiễm bệnh vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng dựa trên các bằng chứng có được cho đến nay, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng thời gian tồn tại miễn dịch tự nhiên sau nhiễm trùng khoảng 9 tháng.
Test PCR dương tính có thể gây khó xử, đặc biệt ở những người không triệu chứng, nhất là ở những đối tượng như: nhân viên y tế, người đến khám bệnh (không phải vì triệu chứng nghi Covid), người có kết quả test PCR với chỉ số Ct cao (tải lượng vi rút thấp). Do đó test PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 đối với người không triệu chứng chỉ nên tiến hành theo một chiến lược xét nghiệm cụ thể, nhận định kết quả luôn có sự tư vấn của chuyên gia phụ trách phòng xét nghiệm, người rõ nhất về các đặc tính kỹ thuật của xét nghiệm đang thực hiện.
Chỉ số (giá trị) Ct (cycle threshold), chu kỳ ngưỡng, là ngưỡng chu kỳ khuếch đại mà ở đó tín hiệu được ghi nhận là phát hiện gen đích trong phản ứng khuếch đại chuỗi gen (PCR). Trên cùng một mẫu, Ct có thể khác nhau từ các máy đọc, phòng xét nghiệm, sinh phẩm khác nhau. Ct được xem là đại diện cho nồng độ vi rút có trong mẫu nghiệm. Ct < 25 được xem là nồng độ vi rút cao, 25-30: trung bình, trên 30: nồng độ vi rút thấp. (Ct cao = vi rút thấp)
Những hướng dẫn sau đây, bao gồm những trường hợp có kết quả xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 với giá trị Ct ≥ 30, gọi là Ct cao (nồng độ virus thấp)
Hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19
Một người được xem là có miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin gồm:
Định hướng chung
Nói chung, một người đã có miễn dịch sau tiêm phòng hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (kể cả người bệnh và người nhiễm không triệu chứng) trong vòng 9 tháng qua không cần phải test Covid-19, trừ khi có triệu chứng nghi ngờ. Những tình huống cần phải test gồm: nghi nhiễm biến chủng mới, người suy giảm miễn dịch.
Thời điểm mẫu được lấy và giai đoạn dịch
Một kết quả Ct cao (vi rút thấp) trên một người không triệu chứng, có thể:
Như vậy, khi tiếp nhận một tình huống Ct cao, cần tìm hiểu:
Đối với người chưa từng được chẩn đoán, hoặc test Covid trước đây, hoặc chưa có miễn dịch do tiêm phòng, cần xử trí:
Một người có kết quả test PCR với Ct cao (≥ 30), nếu không phải đang trong bệnh viện hoặc đang ở trong khu phong toả, hướng dẫn người bệnh tự cách ly, theo dõi. Khởi động quá trình truy vết tiếp xúc, cảnh báo mọi người hạn chế tiếp xúc trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm tiếp sau của người bệnh. Cho lấy lại mẫu thử vào ngày hôm sau.
Nếu người bệnh đang trong khu phong toả hoặc trong bệnh viện, có thể xử trí như một ca bệnh. Cho lấy mẫu lại vào ngày hôm sau.
Mẫu lấy lại nên được thực hiện tại cùng PXN, cùng phương pháp thử.
Nếu kết quả thử mẫu lấy lại không thay đổi, giá trị Ct dao động trong khoảng 1 đơn vị, có thể xem không phải là tình huống nhiễm trùng (Ví dụ Ct 30 và 29).
Nếu kết quả thử mẫu lấy lại có Ct giảm đáng kể, nhưng vẫn ở ngưỡng cao (> 30) (Ví dụ từ 39 xuống 31). Có thể cho thử lại vào 1-2 ngày tiếp sau.
Trong quá trình theo dõi, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, cần được xử trí như một trường hợp mới nhiễm.
Lấy mẫu tình cờ (không chủ đích) ở người không triệu chứng, đã có miễn dịch do tiêm phòng hoặc từng mắc Covid-19 trong vòng 9 tháng qua.
Nếu test PCR với kết quả Ct cao, không cần cách ly hoặc cảnh báo tiếp xúc gì khác.
Nếu người bệnh có triệu chứng lâm sàng nghi Covid-19, xử trí như ca bệnh Covid-19, không quên cảnh giác các nhiễm trùng khác.
Nếu kết quả Ct thấp, dù không có triệu chứng, vẫn được xem là một tình huống nhiễm mới. Tuy nhiên cần xem xét kỹ thời điểm lấy mẫu, kết quả chẩn đoán gần đây. Ví dụ mẫu có kết quả Ct là 29, nhưng được lấy trong vòng 14 ngày sau một kết quả test với Ct 15, cũng không được xem là một tình huống nhiễm mới.
Nếu có điều kiện, có thể khảo sát sâu về chuỗi gen của các trường hợp được chẩn đoán tái nhiễm.
Vấn đề cần lưu ý và các hạn chế của xét nghiệm PCR
BS Đoàn Văn Hải
Tiêu chuẩn xuất viện theo Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021
1.1. Xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS- CoV-2 khi đạt các tiêu chuẩn sau:
- Không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS-CoV-2. (1)
- Tối thiểu lấy hai mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30); thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h. (2)
1.2. Xuất viện vào ngày thứ 14 kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS- CoV-2 khi đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có triệu chứng lâm sàng trong 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS-CoV-2. (1)
- ‘… xem 1.1. (2)’
1.3. Xuất viện sau ngày thứ 14 kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS- CoV-2 (ngày ra viện được xác định là sau 3 ngày kể từ ngày không còn triệu chứng lâm sàng + đảm bảo tiêu chuẩn về kết quả xét nghiệm).
- Có triệu chứng lâm sàng sau 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm (+) với SARS-CoV-2. (1)
- ‘… xem 1.1. (2)’