Thứ sáu 09/05/2025
THÔNG BÁO V/v mời chào giá tổ chức sự kiện Mít tinh Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2025 và Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2025 (Lần 1) Yêu cầu báo giá mua sắm linh kiện, phụ kiện cho ghế nha khoa Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên Yêu cầu báo giá sửa chữa Máy giặt Công nghiệp UNIMAC Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên YCBG danh mục cho gói thầu: Mua sắm thuốc Generic Quyết định về việc Phê duyệt Danh mục kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tại thực hiện tại Phòng khám y học cổ truyền Tái Sanh thuộc hộ kinh doanh Tái Sanh QĐ về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận đạt "Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc" (GPP) (CTY G.I.A.N.T & QT Huỳnh Lai) Quyết định về việc Điều chỉnh phạm vi hành nghề cho công dân Trình Quốc Tín - trường hợp bổ sung phạm vi hành nghề Quyết định về việc cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đợt 06-2025 Quyết định về việc Điều chỉnh phạm vi hành nghề cho công dân Phạm Thanh Tài - trường hợp bổ sung phạm vi hành nghề Về việc góp ý dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ. V/v thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 (Tegrucil-1) v/v cung cấp bao nilong
Sức khỏe cho mọi người
Phòng bệnh dại - Căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại
visibility 436 lượt xem
calendar_month 12/07/2021
print In
save Lưu
mail Email
Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Theo thống kê, 100% các trường hợp mắc bệnh dại do virus dại cổ điển đều tử vong mà chưa có biện pháp điều tr

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Theo thống kê, 100% các trường hợp mắc bệnh dại do virus dại cổ điển đều tử vong mà chưa có biện pháp điều trị.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh do vi-rút lây truyền từ động vật sang người. Có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể thể liệt, trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.

Mức độ nguy hiểm của bệnh dại

Hiện nay theo các thống kê 100% các trường hợp mắc bệnh dại do virus dại cổ điển đều tử vong mà chưa có biện pháp điều trị. Cho đến nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận bảy trường hợp bệnh nhân sống sót sau khi được chăm sóc tích cực. Phần lớn các trường hợp này đã được tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm nên có thể đã làm thay đổi diễn biến của bệnh. Duy nhất một trường hợp người mắc bệnh do bị dơi cắn dù không được tiêm vắc xin dự phòng trước phơi nhiễm nhưng vẫn sống sót. Tuy vậy, trường hợp này không phải do vi rút dại cổ điển gây ra. Và cũng chưa có trường hợp nào ghi nhận là dùng thuốc nam hay các loại dược liệu điều trị thành công bệnh dại được báo cáo. Do đó, người dân không nên tin vào quảng cáo của những người bán thuốc này.

Đường lây truyền của bệnh dại

Vi-rút dại xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Vi-rút dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của động vật bị dại khi cắn hoặc cào trầy xước một ai đó. Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, hoặc lớp niêm mạc miệng và mũi của người.

Nguyên nhân lây truyền dại đa số là do chó cắn (chiếm 96% tại các nước Đông Nam Á), tiếp theo là các loài khác như mèo, các loài động vật hoang dã như cầy, chó sói, cáo... Rất hiếm trường hợp truyền bệnh dại từ chuột và khỉ.

Xử trí thế nào khi bị động vật cắn để phòng bệnh dại?

Đối với vết thương:

• Vết thương cần được rửa và dội ngay lập tức với xà phòng và nước trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa bằng nước. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

• Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i-ốt, nếu có.

• Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

• Tránh:

+ Sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm.

+ Băng bó, đắp thuốc kín vết thương

Đối với con vật cắn: Cần nuôi nhốt, theo dõi sát động vật gây ra vết thương ít nhất 10 ngày. Tuy nhiên không trì hoãn việc điều trị dự phòng trong thời gian theo dõi này.

Bảng phân loại các chỉ định điều trị dự phòng phơi nhiễm dại:

Lưu ý:

Phơi nhiễm với động vật gặm nhấm, thỏ hoặc thỏ rừng không cần phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại.

Việc theo dõi tình trạng con vật chỉ áp dụng đối với chó và mèo. Ngoại trừ các loài nguy hiểm, những loài động vật nuôi và động vật hoang dã khác nghi ngờ bệnh dại có thể lấy mẫu chẩn đoán phòng thí nghiệm xác định sự hiện diện của kháng thể dại.

Những vết cắn đặc biệt là vết cắn ở đầu, mặt, cổ, tay và bộ phận sinh dục là phân loại độ III vì có rất nhiều đầu dây thần kinh ở khu vực này.

Nếu con chó đã được tiêm phòng dại đúng cách và hiệu quả của vắc-xin đã được phòng thí nghiệm xác nhận thì không cần tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, cần dùng vắc-xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thích hợp.

Đôi điều về vắc xin phòng dại

Các vắc xin dại hiện đại là vắc xin an toàn và hiệu quả cao, được tiêm chủng và tạo được miễn dịch trong thời gian dài hơn - điều này rất quan trọng khi tính đến thời gian ủ bệnh kéo dài của bệnh dại khi bị nhiễm vi rút dại.

Các loại vắc xin phòng dại hiện đại đều bất hoạt, an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú. Nó không có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi cũng như trẻ trong quá trình bú sữa mẹ. Không có bằng chứng cho việc vi rút dại qua được hàng rào nhau thai mẹ và những đứa trẻ được sinh ra qua mổ lấy thai đều hoàn toàn khỏe mạnh.

Trên thế giới, hiện chưa có loại vắc-xin phòng bệnh dại liều đơn nào mà có thể tạo miễn dịch suốt đời. Có các vắc-xin liều đơn nhưng chỉ tạo khả năng miễn dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, các trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng dại trước đây mà tiếp tục phơi nhiễm với bệnh dại cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để được điều trị dự phòng thích hợp.

Và tất cả các loại vắc-xin dại cho người đều đã được bất hoạt. Vắc-xin phòng dại trên người phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Việc tiêm phòng bệnh dại không thể gây bệnh dại.

BS. Phạm Văn Phúc

(Báo Sức khỏe đời sống)

 

 

 

Tổng số điểm: 0 trong 0 đánh giá

TB công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội và lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên

TB công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên

công bố số điện thoại đường dây nóng thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Thông báo chấm dứt hoạt động đối với Trạm chuyên khoa Lao và Trạm chuyên khoa Tâm thần trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Yên

Về việc tổ chức lại một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Y tế; tiếp nhận đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế quản lý

TB công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế

TB công bố thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành và sửa đổi, bổ sung giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế

Về việc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm nước hoa NICE GIRL nhãn hàng B&B Perfume

Về việc thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành -T8.2024

Vv thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2

Quản lý hành nghề
Lĩnh vực Y
Lĩnh vực Dược
Trang thiết bị Y tế
An toàn thực phẩm
Đường dây nóng
Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Phạm Minh Hữu - Giám đốc Sở Y tế call 0913491346
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế call 091.455.449902573 3811.167
Trần Quang Hiệu - Chánh thanh tra Sở Y tế call 0916.567.819 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ call 0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ call 0257 3842.954
Liên kết website
Lượt truy cập
groupĐang truy cập
todayHôm nay
calendar_monthTrong tháng
event_noteTrong năm
event_noteTổng lượt truy cập
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH PHÚ YÊN
location_on Địa chỉ: 04 Tố Hữu, phường 9,TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
call Số điện thoại: 0257.3811167 fax Fax: 0257.3823667 mail Email: syt@phuyen.gov.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: BSCK2. Phạm Minh Hữu – Giám đốc Sở Y tế
Ghi rõ nguồn phát hành soyte.phuyen.gov.vn khi sử dụng nội dung từ website này
Default information