Cho bớt muối – chấm nhẹ tay – Giảm ngay độ mặn để phòng ngừa cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp (hay tăng huyết áp: THA) là một trong những bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng ngày càng tăng trong cơ cấu bệnh tật của Việt Nam nói chung, Phú Yên nói riêng. THA được chia làm 2 loại là THA nguyên phát và THA thứ phát, trong đó THA nguyên phát hay THA không rõ nguyên nhân chiếm hơn 90% các bệnh nhân bị THA. Hậu quả của THA là rất nặng nề, nhiều trường hợp tai biến xảy ra với tỷ lệ tử vong cao, nếu cứu sống cũng để lại hậu quả hết sức nặng nề cho bệnh nhân, cũng như kinh tế gia đình và xã hội. Vì vậy việc phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng của THA có ý nghĩa rất lớn và thách thức không chỉ của ngành y tế, mà của tất cả mọi người. THA dù là nguyên phát hay thứ phát đều phải tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Cũng như một số bệnh lý không lây nhiễm khác, bệnh THA phải được kiểm soát bằng chế độ ăn, tập thể dục và sử dụng thuốc hạ huyết áp theo khuyến cáo của bác sĩ.

Khoa học đã chứng minh Natri Clorua (muối) là một khoáng chất hết sức cần thiết cho quá trình cân bằng nội môi trong cơ thể, góp phần điều hòa chuyển hóa và cân bằng dịch thể trong và ngoài tế bào (cân bằng nước và chất điện giải). Bất kỳ một lý do nào đó làm mất cân bằng này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn trong các khâu chuyển hóa của cơ thể sống. Nếu lượng muối trong tế bào nhiều hơn so với gian bào bắt buộc nước từ gian bào phải hút vào trong tế bào để cân bằng. Ngược lại, lượng muối có trong gian bào nhiều bắt buộc nước trong tế bào phải thấm ngược ra gian bào để cân bằng. Với cơ chế này, nếu trong gian bào và lòng mạch lượng muối nhiều hơn sẽ “hút” nước trong tế bào ra gian bào và lòng mạch làm tăng lượng dịch trong lòng mạch dẫn đến áp lực máu trong lòng mạch tăng lên (THA). Để cân bằng cơ thể phải điều hòa huyết áp qua cơ chế thần kinh thể dịch nhằm cân bằng lượng nước – muối trong và ngoài tế bào, khi quá trình điều hòa này kém hiệu quả dẫn đến THA. Khám phá ra cơ chế này góp phần lý giải hợp lý các nguyên nhân gây nên bệnh THA nguyên phát có liên quan đến yếu tố thần kinh và lượng muối trong cơ thể. Dù THA nguyên phát hay thứ phát lượng muối trong cơ thể quá mức đều dẫn đến những hậu quả khó lường như THA, suy thận, và một số bệnh lý khác. Vì vậy, điều chỉnh lượng muối hàng ngay có ý nghĩa rất lớn để phòng ngừa THA cũng như ngăn ngừa biến chứng của THA.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người không ăn quá 5gram muối mỗi ngày. Thực tế qua nhiều nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam, cũng như Hội tim mạch Việt Nam cho thấy hầu hết người Việt đều ăn lượng muối vượt mức khuyến cáo của WHO, có nơi ở Miền Trung còn trên 10gram muối mỗi ngày.

Riêng với Phú Yên, một tỉnh ở miền Nam Trung bộ, có nhiều danh lam thắng cảnh và văn hóa ẩm thực hết sức độc đáo. Hải sản tươi sống, giá cả phải chăng đã và đang là điểm du lịch khá hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến với tỉnh ta. Nhưng xét trên bình diện ăn uống và sức khỏe người dân Phú Yên, chúng ta đã và đang ăn quá nhiều muối, trong mỗi bữa ăn trên bàn ăn có quá nhiều loại nước chấm. Từ nước mắm mặn, đến mắm tôm, ruốc, mắm cá ngừ, mắm cá thu…mỗi loại mắm để phù hợp cho mỗi món ăn. Chỉ cần chấm một lần, mỗi món chấm một loại mắm cho hết các loại mắm có trên bàn, tức là người ăn đã ăn quá 5 gram muối. Chưa kể người chế biến món ăn quen với khẩu vị hàng ngày nên nêm, nếm món ăn khá nặng tay khi cho muối. Đó là chưa kể hầu hết các thực phẩm, nhất là thực phẩm biển đều có sẵn lượng muối nhất định. Nếu tính chung lượng muối mà người ăn vào, mỗi bữa ăn chắc chắn sẽ vượt rất nghiều so với khuyến cáo của WHO.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe nói chung, phòng chống THA nói riêng mỗi người nên cân nhắc khi sử dụng lượng muối hàng ngày, chúng ta nên “Ăn để khỏe chứ không phải ăn để thỏa mãn vị giác” như trước đây. Muốn vậy, bản thân người chế biến món ăn không nêm muối quá nặng tay, chuẩn bị bữa ăn cần hạn chế lượng nước chấm trên bàn ăn, và người ăn cũng nên chấm nhẹ tay.

 “ Cho ít muối - Chấm nhẹ tay - Giảm ngay độ mặn” để phòng ngừa và hạn chế biến chứng của THA và nhiều bệnh lý khác.

BS Nguyễn Vinh Quang

GĐ Trung tâm TTGDSK Phú Yên

 

 

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
  • TRAILER HỘI NGHỊ HUNA 2023

Thống kê truy cập