Những điều cần biết về Lao kháng thuốc

Chuyên mục: Sức khỏe cho mọi người | Đăng ngày: 04/05/2018

Theo báo cáo của Chương trình chống lao quốc gia dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao; xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân khiến công tác phòng chống lao vẫn gặp khó khăn do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bệnh thường dấu bệnh, hơn nữa đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chức có ý thức phòng chống, hạn chế lây lan bệnh ra công đồng. Không tiếp cận với chường trình chống lao, bỏ trị, không tuân thủ theo phác đồ điều trị…chính là một trong những nguyên nhân dễ làm tình trạng lao kháng thuốc. Để hiểu rõ hơn về bệnh lao kháng thuốc chúng ta cần biết một số những kiến thức cơ bản sau:

 Thứ nhất: Biết được lao Lao kháng thuốc là gì? “Kháng thuốc” là khi vi trùng lao trong cơ thể chúng ta kháng – chống lại với một hay nhiều loại thuốc lao. Có những bệnh nhân chỉ bị kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng hơn gọi là “lao đa kháng thuốc”, và có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nguy hiểm hơn nữa gọi là “lao siêu kháng thuốc”. Tùy theo mức độ kháng thuốc sẽ có lựa chọn phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.

- Thứ hai: Làm sao phát hiện lao kháng thuốc ? Để phát hiện lao kháng thuốc cần phải làm xét nghiệm nuôi cấy vi trùng lao và kháng sinh đồ lao. Có nghĩa là phòng xét nghiệm sẽ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm (đàm, dịch cơ thể…) để tìm vi trùng lao, sau đó khi vi trùng lao mọc lên, chúng sẽ được thử với các loại thuốc lao xem “nhạy” với thuốc nào và “kháng” với thuốc nào. Quá trình nuôi cấy vi trùng và thử thuốc lao này mất khoảng 2 đến 3 tháng mới có kết quả. Hiện nay, ở Việt Nam đã có xét nghiệm giúp phát hiện kháng thuốc sớm và nhanh hơn là Hain test (thời gian thực hiện xét nghiệm khoảng 5 ngày) và Xpert MTB/RIF (thời gian thực hiện xét nghiệm khoảng 2 giờ). Tuy nhiên, hai xét nghiệm này có giá thành đắt, và không dùng phổ biến cho mọi bệnh nhân bị lao.

-Thứ 3: Nguyên nhân bị lao kháng thuốc ?

  + Nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh không tuân thủ đúng theo điều trị: Bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc lao hay dùng thuốc không đúng và không đầy đủ. Một số bệnh nhân sau một thời gian uống thuốc, thấy mình khỏe và không có triệu chứng gì, cho rằng mình đã khỏi bệnh nên tự ý bỏ trị lao. Bệnh nhân không biết rằng vi trùng lao “sống dai” và rất nguy hiểm. Sau một thời gian “nằm ẩn mình” và tìm cách chống lại thuốc lao, chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở lại. Lúc này, người bệnh trở nên bị lao kháng thuốc, và bệnh sẽ nguy hiểm hơn lúc phát bệnh lao ban đầu. Ngoài ra, cũng có những bệnh nhân bị khó chịu do tác dụng phụ của thuốc lao trong quá trình điều trị, nhưng không đến tái khám để điều chỉnh thuốc, mà tự bỏ trị nửa chừng. Cũng có những bệnh nhân uống thuốc lao không đều đặn, hay uống không đủ liều thuốc…. Tất cả những trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng lao trở nên kháng thuốc.

 + Kháng thuốc có thể do vi trùng lao: vi trùng lao là loại vi trùng dễ đột biến, nói dễ hiểu hơn là chúng “rất khôn”, dễ thay đổi cấu trúc để chống lại thuốc lao. Ngay cả khi bệnh nhân được điều trị đúng cách và tuân thủ tốt việc dùng thuốc thì vi trùng lao vẫn có khả năng tìm cách chống lại thuốc lao. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám trong suốt quá trình điều trị lao để bác sĩ có thể phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc.

 Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc phải bệnh lao kháng thuốc ngay từ trước khi điều trị lao, có nghĩa là, chúng ta hít phải vi trùng lao vốn đã kháng thuốc từ những người khác đã bị lao kháng thuốc trong cộng đồng, và sau đó loại vi trùng kháng thuốc này sẽ sinh sôi nảy nở trong cơ thể chúng ta. Bạn cũng cần biết rằng trong cộng đồng chúng ta có rất nhiều người bị lao kháng thuốc, nhưng chưa được điều trị và những người này là nguồn lây lan lao kháng thuốc cho những người khỏe mạnh khác trong cộng đồng.

- Thứ 4: Làm sao để phát hiện sớm lao kháng thuốc? Việc phát hiện ra lao kháng thuốc vô cùng khó khăn và phức tạp, tình trạng kháng thuốc lao thường không thể biết được ngay khi mới phát hiện bệnh lao. Như vậy, đối với những bệnh nhân có nhiều nguy cơ kháng thuốc lao, ví dụ như những bệnh nhân bị tái phát lao nhiều lần, những bệnh nhân lao bỏ trị, hay không đáp ứng tốt với điều trị lao, …, thì bác sĩ có thể sớm đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp để phát hiện sớm tình trạng kháng thuốc lao, giúp việc điều trị bệnh lao thành công.

- Thứ 5: Điều trị lao kháng thuốc thế nào? Lao kháng thuốc là bệnh nguy hiểm, do đó thời gian điều trị lao kháng thuốc có thể cần kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn. Điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp nhiều loại thuốc lao hơn bình thường, và các thuốc lao dùng trong điều trị lao kháng thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, quá trình điều trị lao kháng thuốc sẽ phức tạp hơn, và cần được theo dõi nhiều hơn.

Cách tốt nhất để không bị lao kháng thuốc là trang bị những kiến thức về bệnh từ đó có phương pháp hữu hiệu nhất với bản thân. Khả năng tử vong là không thể tránh khỏi nếu chúng ta chủ quan với lao kháng thuốc.

- Thứ 6: Xác định những đối tượng nào nghi lao kháng thuốc?  Người bệnh lao thất bại PĐ2; Người nghi lao mới hoặc người bệnh lao mới có tiếp xúc với người bệnh lao đa kháng; Người bệnh lao thất bại PĐ1; Người bệnh lao không âm hóa đờm sau 2 hoặc 3 tháng điều trị PĐ1 hoặc PĐ2; Người bệnh lao tái phát (tái phát PĐ1 và PĐ2); Người bệnh lao điều trị lại sau bỏ trị (sau PĐ1 và PĐ2); Người bệnh lao mới có HIV (+); Các trường hợp khác: Bao gồm người nghi lao hoặc người bệnh lao có tiền sử dùng thuốc lao trên 1 tháng (bao gồm cả người nghi lao tái phát, người nghi lao sau bỏ trị, người nghi lao hoặc người bệnh lao có tiền sử điều trị lao ở y tế tư nhưng không rõ kết quả điều trị); Người bệnh lao phổi AFB (+) mới .

Phạm Đức Tâm

 

 

Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 15/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế
  0988 373 677 - 0257. 3824022
Phan Nguyễn Quốc Thiêng - Phó Chánh văn phòng Sở Y tế
  0914554499 - 02573 811.645
Trần Quang Hiệu - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế
  0916.567.819 - 02573 825.247
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
  • Thông điệp Chế biến Thực phẩm An toàn
  • Y tế Phú Yên - Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân 2024
  • Phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt ở Phú Yên
  • Bữa ăn an toàn trong mùa nắng nóng - Chi cục ATVSTP Phú Yên
  • TRAILER HỘI NGHỊ HUNA 2023

Thống kê truy cập